Truy cập nội dung luôn
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TỈNH QUẢNG NGÃI

BAN QUẢN LÝ CẢNG VÀ CẢNG VỤ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

(Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

 

 

- ĐT thường trực: 0255 - 3626431; Fax: 0255 - 3626138  

- Địa chỉ Email: dangkyve.csk@gmail.com   

  


LÃNH ĐẠO BAN

1.

Giám đốc: Nguyễn Hữu Đoan

-          ĐT cơ quan: 0255 - 3626410

-          Di động: 0913.400.985

-          Email: nhdoan-sgtvt@quangngai.gov.vn

2.

Phó Giám đốc: Tạ Công Chức

-          ĐT cơ quan: 0255 – 3627009

-          Di động: 0914.232.789

-          Địa chỉ Email: tcchuc-sgtvt@quangngai.gov.vn

3.

Phó Giám đốc: Trần Bút

-          Di động: 0977.736.011

-          Địa chỉ Email: tbut-sgtvt@quangngai.gov.vn

4.

Phó Giám đốc: Phạm Tấn Duy

-          Di động: 0948.924.988

-          Địa chỉ Email: ptduy-sgtvt@quangngai.gov.vn

 

 

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
 

Điều 1. Vị trí pháp lý

Ban Quản lý cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa (sau đây viết tắt là Ban Quản lý) là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, trực thuộc Sở Giao thông vận tải. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định.

Trụ sở chính của Ban Quản lý đặt tại thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và Văn phòng đại diện tại An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Chức năng

1. Tổ chức thực hiện công tác quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng tại cảng Sa Kỳ, cảng Bến Đình, cảng Lý Sơn, bến cập tàu An Bình và các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; cung cấp các hoạt động dịch vụ cảng biển, dịch vụ cảng, bến thủy nội địa; cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa (sau đây viết tắt là cảng, bến), khu neo đậu nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trong công tác tổ chức hoạt động vận tải thủy nội địa tuyến từ bờ ra đảo trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Tổ chức quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được giao quản lý để làm đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển; làm nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp; cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa theo chức năng cơ bản của cảng biển.

2. Tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý, khai thác cảng, bến, khu neo đậu phục vụ hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển và trên luồng, tuyến đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý theo quy định của pháp luật

3. Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé, huyện Lý Sơn và các tuyến vận tải đường thủy nội địa khác được giao quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ đường thủy nội địa như sau:

a) Quy định nơi neo đậu cho phương tiện thủy nội địa hoạt động trên tuyến trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu; tiếp nhận và thông báo tình trạng an toàn tại vùng nước cảng, bến, khu neo đậu cho thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện.

b) Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong phạm vi của cảng, bến, khu neo đậu đối với: việc bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường của phương tiện; giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và danh bạ thuyền viên; thiết bị xếp dỡ hàng hóa, người điều khiển thiết bị xếp dỡ hàng hóa theo quy định.

c) Cấp giấy phép, lệnh điều động hoặc không cấp phép vào, rời cảng, bến, khu neo đậu cho phương tiện vào, rời cảng, bến, khu neo đậu theo quy định của pháp luật.

d) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực cảng, bến, khu neo đậu; kiểm tra điều kiện an toàn đối với cảng, bến, khu neo đậu, luồng vào cảng, bến, báo hiệu, các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến, khu neo đậu; thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xử lý khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn.

đ) Phối hợp tổ chức tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu theo thẩm quyền và quy định pháp luật; huy động lực lượng, phương tiện vận tải và các loại phương tiện khác trong khu vực cảng, bến, khu neo đậu để tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp.

e) Theo dõi, giám sát việc xếp hàng hóa từ phương tiện lên cảng, bến và từ cảng, bến xuống phương tiện hoặc giữa các phương tiện trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu; xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; dịch vụ cảng biển và dịch vụ cảng, bến thủy nội địa; dịch vụ hỗ trợ vận tải đường thủy nội địa; dịch vụ thông tin, quản bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ; các dịch vụ hỗ trợ tiện ích khác theo quy định pháp luật chuyên ngành về hàng hải, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và giao thông đường bộ; cung cấp dịch vụ sử dụng cảng cá tại cảng Lý Sơn theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức quản lý, bảo toàn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài sản do nhà nước giao; khai thác cầu cảng, bến cảng, sân bãi, kho tàng và các trang, thiết bị, tài sản được giao, bảo đảm hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.

6. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác chuyên môn của đơn vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kế hoạch của cơ quan cấp trên giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; hoàn thành nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước.

7. Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước: Xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theo quy định; thực hiện thu phí, lệ phí và quản lý, sử dụng nguồn để lại từ việc thu phí, lệ phí để chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

8. Xây dựng và thực hiện phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản công, quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ sở và các quy chế khác thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý ban hành theo quy định của pháp luật.

9. Tuyển dụng, quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và hợp đồng lao động theo hình thức thuê, khoán để thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.

10. Quyết định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách và duy trì nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của viên chức, người lao động trong đơn vị theo quy định của pháp luật.

11. Quyết định thành lập bộ phận chuyên môn không thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật và Quy định này để thực hiện một số nội dung công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

12. Phối hợp với cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng có liên quan thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động; công tác phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

13. Phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng và tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận tải xây dựng phương án, tổ chức hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa, tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, đảo nối đảo trên địa bàn tỉnh theo quy định.

14. Phối hợp với cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ, đường thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Quản lý theo quy định pháp luật.

15. Tổ chức quản lý tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu, văn bản và bảo mật hồ sơ, tài liệu của Ban Quản lý theo đúng quy định pháp luật.

16. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động theo định kỳ, đột xuất; báo cáo hạch toán kế toán và báo cáo đánh giá kết quả hằng năm về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Ban Quản lý, gửi Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính theo quy định.

17. Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc Sở Giao thông vận tải, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, hoặc ủy quyền theo quy định pháp luật.

 
Chi tiết Quyết định số 1125/QĐ-SGTVT