Truy cập nội dung luôn
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TỈNH QUẢNG NGÃI

PHÒNG QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

- Điện thoại:          0255 – 3825827; 0255 – 3.718.881​ (TP)

- Địa chỉ Email:     pkcht-sgtvt@quangngai.gov.vn

 

1. Trưởng phòng: Nguyễn Ngọc Hưng

      - Mobile: 0905.009.397

      - E-mail: nnhung-sgtvt@quangngai.gov.vn 

 2. Phó Trưởng phòng: Nguyễn Ngọc Thịnh

      - Mobile: 0914.244.210

      - E-mail: nnthinh-sgtvt@quangngai.gov.vn ​​

3. Phó Trưởng phòng: Phạm Quốc Quân

      - Mobile: 0983.763.120

      - Email: pqquan-sgtvt@quangngai.gov.vn

 

 

1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông là phòng chuyên môn thuộc Sở Giao thông vận tải, có chức năng tham mưu Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

1.1. Dự thảo các văn bản về quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.2. Quyết định điều chỉnh tên, số hiệu đường tỉnh, các tuyến đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.3. Quyết định phân loại đường tỉnh và các tuyến đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh để tính cước vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.

2. Tham mưu Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các nội dung sau:

2.1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật.

2.2. Xây dựng, trình phê duyệt Kế hoạch bảo trì và tổ chức quản lý, bảo trì bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

2.3. Thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn và duy trì tuổi thọ của công trình giao thông, tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.4. Công bố tải trọng, khổ giới hạn của cầu, đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

2.5. Tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đối với những công trình, dự án do Sở làm chủ đầu tư hoặc của các Chủ đầu tư khác do Sở tiếp nhận quản lý, khai thác sử dụng.

2.6. Thỏa thuận thiết kế, cấp giấy phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ, công trình thiết yếu, đấu nối, biển quảng cáo tạm thời trên các tuyến quốc lộ ủy quyền quản lý, đường tỉnh, đường thủy nội địa và các công trình được giao quản quản lý; cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.

2.7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường đô thị, đường huyện, đường xã.

2.8. Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý giao thông trên địa bàn tỉnh.

2.9. Giải quyết các vấn đề có liên quan đến đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường bộ do Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị khác quản lý trên địa bàn tỉnh.

2.10. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương theo phân cấp.

2.11. Trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN): Xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN của sở và đề xuất giải pháp hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; tổ chức thường trực PCTT&TKCN hàng năm theo quy định, tham mưu kịp thời xử lý mọi tình huống có thể xảy ra, đảm bảo giao thông trong mùa mưa bão; tổ chức triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa, công trình được giao quản lý.

3. Tham mưu Giám đốc Sở thực hiện những công việc có liên quan đến ngành như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị và các chương trình, công việc khác.

4. Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa được giao theo quy định của pháp luật.

5. Quản lý công sản, công chức, lao động được giao theo quy chế hoạt động của cơ quan Sở và quy định của pháp luật.

6. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Sở và theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế, tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ công chức, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác:​

Điều 3. Biên chế

Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông được bố trí tối thiểu 08 công chức chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có 01 công chức được giao nhiệm vụ giữ chức vụ Trưởng phòng, 02 công chức được giao nhiệm vụ giữ chức vụ Phó Trưởng phòng và các chuyên viên.

Điều 4. Nhiệm vụ của công chức      

  1. Nhiệm vụ của Trưởng phòng

   1.1. Quản lý, phân công nhiệm vụ cho các công chức của phòng theo chức danh công chức, phân công công chức tạm thời đảm nhiệm các nhiệm vụ của công chức khác theo yêu cầu công việc của phòng; tổng hợp, theo dõi, đôn đốc công chức thực hiện nhiệm vụ, chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế cơ quan; thực hiện chính sách, thi đua, khen thưởng cho công chức, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chung của Phòng và của Sở.

1.2. Dự thảo các văn bản về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

1.3. Dự thảo Quyết định điều chỉnh tên, số hiệu đường tỉnh, các tuyến đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.4. Dự thảo Quyết định phân loại đường tỉnh và các tuyến đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh để tính cước vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.

1.5. Tổ chức thực hiện các văn bản liên quan đến lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

1.6. Quản lý, khai thác, bảo trì công trình giao thông, hành lang an toàn giao thông theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan.

1.7. Thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa địa phương được giao quản lý; Chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đối với những công trình, dự án do Sở làm chủ đầu tư.

1.9. Theo dõi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

1.10. Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Sở; Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Sở.

1.11. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương theo phân cấp.

1.12. Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa được giao theo quy định của pháp luật.

1.13. Quản lý công sản, công chức theo quy chế hoạt động của cơ quan Sở và quy định của pháp luật.

1.14. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định và yêu cầu của Giám đốc Sở.

2. Nhiệm vụ của Phó Trưởng phòng

2.1. Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công theo chức năng, nhiệm vụ của phòng và một số công tác khác theo sự phân công của Lãnh đạo Sở và Trưởng phòng. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Giám đốc Sở và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.

2.2. Tiếp nhận các văn bản, hồ sơ thủ tục của tổ chức, công dân có liên quan đến lĩnh vực quản lý từ Trưởng phòng, Giám đốc Sở chuyển đến để nghiên cứu tham mưu, đề xuất Trưởng phòng báo cáo Giám đốc Sở giải quyết theo đúng quy chế hoạt động của Sở và quy định của pháp luật.

2.3. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, soạn thảo các văn bản, đề xuất, báo cáo Trưởng phòng tham mưu Giám đốc Sở giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực quản lý được phân công.

2.4. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh công chức được giao và theo thông báo phân công nhiệm vụ của Trưởng phòng.

2.5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Giám đốc Sở và Trưởng phòng.

3. Nhiệm vụ của chuyên viên

3.1. Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công theo chức năng, nhiệm vụ của phòng và một số công tác khác theo sự phân công của Lãnh đạo Sở và Trưởng phòng. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Giám đốc Sở và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.

3.2. Tiếp nhận các văn bản, hồ sơ thủ tục của tổ chức, công dân có liên quan đến lĩnh vực quản lý từ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc Giám đốc Sở chuyển đến để nghiên cứu tham mưu, đề xuất Trưởng phòng báo cáo Lãnh đạo Sở giải quyết theo đúng quy chế hoạt động của Sở và quy định của pháp luật.

3.3. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, soạn thảo các văn bản, đề xuất Trưởng phòng tham mưu Giám đốc Sở giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực quản lý được phân công phụ trách theo quy định.

3.4. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Giám đốc Sở, Trưởng phòng và theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chế độ làm việc và mối quan hệ công tác

1. Chế độ làm việc 

1.1. Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện mọi hoạt động của phòng theo quy định của pháp luật; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về tổ chức và hoạt động của phòng. 

1.2. Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công theo dõi, phụ trách một số nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Giám đốc Sở và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.

Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ quyền điều hành các hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nội dung xử lý, giải quyết trong thời gian được ủy quyền.

1.3. Các chuyên viên được phân công thực hiện nhiệm vụ trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của phòng và một số công việc khác do Trưởng phòng phân công phải chủ động tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; những vấn đề vượt thẩm quyền phải báo cáo và xin ý kiến của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Giám đốc Sở và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.4. Trong trường hợp nội dung công việc được giao có liên quan đến nhiều lĩnh vực, chuyên viên được giao xử lý có trách nhiệm bàn bạc, trao đổi với các chuyên viên khác hoặc các đơn vị, tổ chức có liên quan để thống nhất trước khi đề xuất Trưởng phòng tham mưu Giám đốc Sở các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ quản lý; trường hợp không thống nhất được ý kiến, báo cáo Trưởng phòng hoặc Giám đốc Sở biết, chỉ đạo.

1.5. Giám đốc Sở quản lý phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông thông qua Trưởng phòng, khi cần thiết Giám đốc Sở trực tiếp giao nhiệm vụ cho Phó Trưởng phòng và chuyên viên; Phó Trưởng phòng và chuyên viên có trách nhiệm thực hiện sau đó báo cáo lại Trưởng phòng biết và theo dõi.

2. Mối quan hệ công tác

2.1. Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của Giám đốc Sở. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của phòng cho lãnh đạo Sở theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu của Giám đốc Sở.

2.2. Đối với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở, các đơn vị trực thuộc Sở là mối quan hệ phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc Sở giao.

2.3. Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm phối hợp để giải quyết các công việc, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định.

(Ban hành kèm theo ​Quyết định số 193/QĐ-SGTVT ngày 23/3/2022 của Giám đốc Sở Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế, nhiệm vụ công chức, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông).