Truy cập nội dung luôn
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TỈNH QUẢNG NGÃI

THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NGÃI

(494 Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi)

 - Điện thoại: 0255 - 3712.662; Fax: 0255 - 3810.315

                   - Địa chỉ Email: ttra-sgtvt@quangngai.gov.vn 

LÃNH ĐẠO THANH TRA SỞ  

 

 

1. Chánh Thanh traLê Tấn Hải

- Điện thoại: 0255 - 3712.225; Tel: 0905.860.502

- Địa chỉ Email: lthai-sgtvt@quangngai.gov.vn

2. Phó Chánh Thanh tra: Nguyễn Xuân Thảo

Mobile: 0913.418.635

Email: nxthao-sgtvt@quangngai.gov.vn 

3. Phó Chánh Thanh tra: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

- Điện thoại: 0255 - ; Tel: 0936.404.141

- Địa chỉ Email: ntmhanh-sgtvt@quangngai.gov.vn

 

Chương I

VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi (dưới đây gọi tắt là Thanh tra Sở) là cơ quan thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi (dưới đây gọi tắt là Sở GTVT) được thành lập theo Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 23/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

2. Thanh tra Sở có chức năng giúp Giám đốc Sở GTVT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính; thanh tra chuyên ngành; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng và công tác đảm bảo an toàn giao thông trong phạm vi quản lý Nhà nước của Sở GTVT theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình Giám đốc Sở GTVT phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Về thanh tra, kiểm tra hành chính:

a) Thanh tra, kiểm tra, kết luận, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GTVT trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và quyền hạn, nhiệm vụ được giao.

b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GTVT, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở GTVT thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra hành chính theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh.

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở GTVT và Thanh tra Sở.

3. Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành:

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở GTVT, gồm:

a) Điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị), đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được ủy quyền quản lý.

b) Điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

c) Vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.

d) Đào tạo, sát hạch, cấp đổi, thu hồi bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ; điều kiện, tiêu chuẩn và bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép của người điều khiển, tham gia vận hành phương tiện và trang bị, thiết bị giao thông vận tải theo phân cấp.

đ) Hoạt động đăng ký, kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các hoạt động chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Giao thông vận tải theo phân cấp.

e) Phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng, ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm an toàn giao thông vận tải trong phạm vi trách nhiệm của Sở GTVT.

f) Tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định giao thông; ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

g) Phối hợp và hỗ trợ UBND các huyện, thị xã và thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện); UBND các xã, phường và thị trấn, (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã); tổ chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của Trung ương đặt tại địa phương trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý.

h) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải được phép đình chỉ các hành vi trái pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi đó gây thiệt hại kết cấu hạ tầng giao thông và mất an toàn giao thông. Được quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực chuyên ngành giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. Được phép sử dụng công cụ hỗ trợ để phục vụ công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ rà soát chồng chéo, trùng lặp trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hành chính, chuyên ngành kinh tế-xã hội hàng năm theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh.

5. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống  đường bộ thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật.

6. Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Quảng Ngãi được giao tại Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý và tổ chức hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Quảng Ngãi và các quy định của pháp luật có liên quan về quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên đường bộ.

7. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn đường bộ, đường thủy nội địa xảy ra trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của UBND tỉnh; phối hợp xử lý tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

8. Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:

a) Chủ trì hoặc tham gia cùng Giám đốc Sở GTVT tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

b) Giúp Giám đốc Sở GTVT giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở GTVT đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GTVT; xác minh và kiến nghị giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GTVT theo quy định của pháp luật.

c) Theo dõi, kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền của Sở GTVT trong việc thi hành các quyết định của các cấp có thẩm quyền về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

d) Theo dõi và đề xuất Giám đốc Sở GTVT thanh tra, kiểm tra đột xuất các tổ chức, cá nhân thuộc Sở GTVT quản lý có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tham nhũng, lãng phí.

9. Chủ trì các Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành ở địa phương thành lập; tham gia các Đoàn thanh tra do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thành lập.

10. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, công tác thanh tra chuyên ngành, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở GTVT theo quy định; tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở GTVT.

11. Chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên và công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở GTVT.

12. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản và kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

13. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Sở và theo quy định của pháp luật.

 

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, NHIỆM VỤ CÔNG CHỨC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

 

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra và không quá 02 Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và nhân viên khác đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

a) Chánh Thanh tra Sở là người đứng đầu Thanh tra Sở và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GTVT và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Sở; Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở GTVT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Chánh Thanh tra tỉnh.

b) Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở GTVT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở; Phó Chánh Thanh tra Sở giúp Chánh Thanh tra Sở phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Chánh Thanh tra Sở phân công, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Sở và cùng Chánh Thanh tra Sở liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GTVT và pháp luật về lĩnh vực được phân công hoặc được uỷ quyền.

2. Thanh tra Sở có Đội Tham mưu tổng hợp và các Đội Thanh tra chuyên ngành:

a) Đội Tham mưu tổng hợp.

b) Đội Thanh tra giao thông vận tải số 1.

c) Đội Thanh tra giao thông vận tải số 2.

d) Đội Thanh tra giao thông vận tải số 3.

đ) Đội Thanh tra giao thông vận tải số 4.

Chánh Thanh tra Sở ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và phạm vi hoạt động của Đội Tham mưu tổng hợp và các Đội Thanh tra chuyên ngành; bổ nhiệm, miễn nhiệm Đội trưởng, Phó Đội trưởng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở GTVT.

Điều 4. Biên chế

 1. Biên chế của Thanh tra Sở nằm trong tổng biên chế công chức hành chính của Sở GTVT được UBND tỉnh giao hằng năm và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

 Ngoài ra, Thanh tra Sở được UBND tỉnh Quảng Ngãi giao quản lý viên chức vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và bộ cân lưu động (được Bộ Giao thông vận tải cấp) để thực hiện công tác kiểm soát tải trọng trên các tuyến quốc lộ ủy thác và các tuyến đường tỉnh (theo Công văn số 5473/UBND-CNXD ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên các tuyến đường bộ địa phương).

2. Chánh Thanh tra Sở có trách nhiệm quản lý, bố trí vị trí việc làm cho công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ và hợp đồng lao động theo đúng vị trí việc làm, định mức biên chế công chức, định mức số lượng người làm việc, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và theo phẩm chất, năng lực, sở trường, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.

Điều 5. Nhiệm vụ công chức

1. Nhiệm vụ của Chánh Thanh tra

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở; lãnh đạo Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của Sở.

c) Báo cáo Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của Chánh Thanh tra Sở;

2. Nhiệm vụ của Phó Chánh Thanh tra

Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra trực tiếp chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên các công việc thuộc lĩnh vực được Chánh Thanh tra phân công phụ trách.

3. Nhiệm vụ của Thanh tra viên

Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra Sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở. Nhiệm vụ cụ thể:

a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng được giao;

b) Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng được giao;

c) Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý trong phạm vi ngành hoặc địa phương;

d) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;

đ) Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; trực tiếp hoặc tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra Sở giao.

4. Nhiệm vụ của viên chức Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động

a) Quản lý, vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (Trạm) theo đúng quy trình và quy định của pháp luật;

b) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn cầu, đường bộ; kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải; điều kiện của phương tiện và người điều khiển phương tiện theo quy định; xác định hành vi vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

c) Thu thập, cập nhật, tổng hợp, lưu trữ các số liệu liên quan đến tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện tham gia giao thông qua Trạm; chuyển kết quả thu được từ Trạm cho cơ quan quản lý đường bộ, lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên Phiếu cân kiểm tra tải trọng xe so với kết quả thu được từ Trạm khi cung cấp cho cơ quan quản lý đường bộ, lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;

đ) Phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của tổ chức, cá nhân có liên quan đến kết quả thu được từ Trạm được giao vận hành.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra Sở (Trạm trưởng) giao.

5. Nhiệm vụ của nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

a) Sửa chữa, bảo trì hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở cơ quan, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan;

b) Lái xe, bảo vệ, vệ sinh; trông giữ phương tiện đi lại của công chức và khách đến làm việc với cơ quan;

c) Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.

Điều 6. Chế độ làm việc và mối quan hệ công tác

1. Chế độ làm việc

a) Thanh tra Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Thanh tra Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GTVT và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Sở;

b) Thanh tra Sở triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn được phân cấp theo đội nghiệp vụ. Mọi hoạt động của đội đều phải chấp hành đúng sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị và theo quy định của pháp luật;

c) Công chức chuyên môn nghiệp vụ và nhân viên khác thuộc Thanh tra Sở giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền; bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật;

d) Đề cao trách nhiệm cá nhân, một người có thể được giao nhiều việc; nhiệm vụ có liên quan đến nhiều đội, nhiều người cùng giải quyết thì chỉ định đội chủ trì hoặc cá nhân chịu trách nhiệm chính; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên trong khi thi hành nhiệm vụ.

2. Mối quan hệ công tác

a) Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở GTVT, đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hưóng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.

b) Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; phối hợp với cơ quan thanh tra chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thủy và UBND cấp huyện, cấp xã bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa.

c) Phối hợp các cơ quan thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải để tiến hành thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có nội dung liên quan; phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra.

d) Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng chức năng thuộc Công an tỉnh, công an cấp huyện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành liên quan đến công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Chương III

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ

PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ

Điều 7. Trang bị công cụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho Thanh tra Sở

Trong khi thi hành công vụ, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật và công cụ hỗ trợ để phục vụ công tác thanh tra, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

1. Việc sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

2, Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi được Giám đốc Sở GTVT phê duyệt.

3. Người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo quản phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.