Truy cập nội dung luôn
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TỈNH QUẢNG NGÃI

PHÁT TRIỂN SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

25/05/2022 07:37    120

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Doanh thu TMĐT chủ yếu đến từ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm hơn 70% giao dịch TMĐT cả nước.

Điều này cho thấy quy mô phát triển TMĐT giữa các địa phương còn chưa đồng đều. Các sàn giao dịch TMĐT lớn hiện nay chỉ chú trọng phát triển thị trường ở thành phố lớn mà chậm mở rộng kinh doanh ra các địa phương khác, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, càng làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn. Bởi vậy, các vùng nông thôn còn rất nhiều dư địa để phát triển TMĐT.

Ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sớm coi phát triển TMĐT tại khu vực nông thôn là một phương tiện quan trọng để chuyển đổi phương thức phát triển nông nghiệp và đạt được các mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo. Trong 04 sàn giao dịch TMĐT lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, có đến 03 sàn giao dịch TMĐT nước ngoài. Việc thị trường TMĐT Việt Nam bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài dẫn đến khả năng xuất hiện các nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng, nguy cơ về tăng tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu thách thức đối với hàng hoá Việt Nam và nguy cơ dịch vụ bưu chính trong nước bị thay thế bởi nước ngoài. Việc phát triển các sàn giao dịch TMĐT Việt Nam và các doanh nghiệp logistics TMĐT Việt Nam mạnh, đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường là hết sức cấp thiết để hạn chế tình trạng doanh nghiệp nước ngoài chi phối, giúp giảm các nguy cơ về an toàn, an ninh mạng, cũng như tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam cạnh tranh bình đẳng trên thị trường TMĐT.

Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp khả thi để thực hiện được định hướng này là gắn kết chặt chẽ việc phát triển TMĐT, kinh tế số nông thôn với phát triển các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam và các sàn giao dịch TMĐT của các doanh nghiệp này. Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công Thương đề nghị các địa phương:

1. Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lên các sàn TMĐT (Kế hoạch 1034) để hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn TMĐT Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn;

2. Xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế số, xã hội số của địa phương;

3. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển sàn giao dịch TMĐT nông thôn và dịch vụ hạ tầng bưu chính, chuyển phát và logisticstại địa phương;

4. Đẩy nhanh việc thành lập và tập huấn cho các Tổ công nghệ số cộng đồng tới tận xã, phường, thôn, xóm;

5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển TMĐT.

Văn phòng Sở