Trang thông tin điện tử

Sở Giao thông Vận tải

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhận diện tiết kiệm, lãng phí theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

 Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tiết kiệm là “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái nống”, “gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu không tiêu”. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực. Theo Người, tất cả mọi người đều phải tiết kiệm, tiết kiệm là chi tiêu, sử dụng có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền của, thời gian, công sức, nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định”.

Đi đôi với tiết kiệm là chống lãng phí, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”[1]; Bác nhiều lần nhấn mạnh “Phải quý trọng của công: Tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của các cô, các chú là mồ hôi nước mắt của đồng bào. Phải tiết kiệm, giữ gìn, không được lãng phí[2]; Không chỉ là thường xuyên căn dặn, nhắc nhở, bàn luận về tiết kiệm, chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã truyền cảm hứng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua, huy động, hội tụ tiềm lực, sức mạnh chiến thắng thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Việc thực thi Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu đối với: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”

Vừa qua Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết "Chống lãng phí", trong đó khẳng định công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới "rất khẩn trương, cấp bách" nội dung này đang được nhân nhân ủng hộ, quan tâm.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và đề ra nhiều chủ trương, định hướng chỉ đạo về việc chống lãng phí; Vậy, trong giai đoạn hiện nay các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí và quan tâm: (1) Công khai các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và tài nguyên là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí. (2) Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; (3) Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức quy định hoặc áp dụng thực hiện; quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức; quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành, lĩnh vực; (4) Phân bố, sử dụng nguồn lực lao động, (5) Quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.

Cùng với đó, cần tăng cường công tác kiểm tra thực hiện pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm đẩy lùi lãng phí một cách căn bản phù hợp với yêu cầu tình hình mới.

Cần phát huy vai trò cơ quan thanh tra, ban thanh tra nhân dân cấp cơ sở phát huy vai trò giám sát; đổi mới cách thức phổ biến tuyên truyền, giáo dục tuyên truyền về chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách sâu rộng nhằm nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, đảng viên thực chất trong hành động.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên phải có trách nhiệm tiết kiệm chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư, tài chính từ những việc nhỏ nhất trong công việc hằng ngày; đồng thời, chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp mình, cấp ủy cấp trên, người đứng đầu cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ đề xuất và quản lý nhiệm vụ được phân công tại cơ quan, đơn vị.

                                              

  [1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.357

 [2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.221
 

Mỹ Hạnh – Phó chánh Thanh tra Sở GTVT


Thống kê truy cập

Đang online: 10
Hôm nay: 802
Hôm qua: 1.742
Năm 2025: 44.800
Tất cả: 44.808